TƯƠNG LAI

GIÁO HỘI THIỂU SỐ HAY GIÁO HỘI ĐA SỐ ?

Nhiều năm trước đây ngài đã nói điều rất tiên tri về Giáo Hội tương lai. Lúc đó ngài bảo : “ Giáo Hội sẽ nhỏ lại, nó sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Nhưng sau tiến trình thử thách, một sức mạnh sẽ toả tràn ra từ Giáo Hội gọn nhẹ và tâm linh đó. Bởi vì con người trong thế giới được hoạch định chu đáo hiện nay sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn… Và rồi người ta sẽ nhìn ra một cái gì mới mẻ trong các nhóm nhỏ tín hữu sống đạo. Một hi họng mà họ vẫn trông mong, một giải đáp mà họ vẫn âm thầm tìm kiếm “. Xem ra ngài có lí. Nhưng Âu châu hiện sẽ đi về đâu ?

Trước hết : Giáo Hội có nhỏ lại không ? Khi tôi nói điều đó, khắp nơi người ta tố cáo tôi là người bi quan. Và ngày nay xem ra chẳng có gì cấm kị hơn cái mà người ta gọi là bi quan – cái đó cũng thường chỉ có nghĩa là thực tế. Lúc này thì đa số đã chấp nhận là số tín hữu ki-tô hiện nay ở Âu châu đang giảm. Chẳng hạn, thành phố Magdeburg (Đức) chỉ còn 8% ki-tô hữu – nên nhớ : đủ mọi loại ki-tô hữu đấy nhé. Các thống kê đó là những thực tế mà ta không thể chối cãi. Với đà đó, Giáo Hội trên nhiều vùng văn hoá âu châu, chẳng hạn ở Đức, đã mất tính cách Giáo Hội quần chúng (nghĩa là của đa số) rồi. Ta phải quan tâm chuyện này.

Nghĩa là sao ?

Giáo Hội đa số có thể là cái gì đó rất đẹp, nhưng không hẳn cần thiết. Trong ba thế kỷđầu, Giáo Hội tuy nhỏ, nhưng không chia năm sẻ bảy. Trái lại, nó không co cụm lại, mà đứng ra lo cho người nghèo, người bệnh, cho tất cả mọi người. Trong Giáo Hội đó có chỗ cho tất cả những ai tin vào một Chúa, cho những ai đi tìm lời hứa.

Thoạt tiên là những người kính sợ Thiên Chúa quây quần quanh các đền thờ do-thái trong khắp Đế-quốc Rô-ma, họ tới với đền thờ và tạo thành một vòng ngoài mở rộng. Việc dạy giáo lýnhập đạo trong Giáo Hội xưa cũng mở ra gần giống i như vậy. Vì họ cảm thấy không thể đồng hoá hoàn toàn được với Do-thái giáo, nên họ đã bám vào Giáo Hội để xem có nên bước vào trong đó không. Giáo Hội không phải là một câu lạc bộ khép kín, nhưng luôn mở ra cho mọi người, đó là một ý thứcdính liền với Giáo Hội ngay từ đầu. Và khi các cộng đoàn chúng ta trở nên nhỏ lại, như chiều hướng ta đang thấy, chúng ta sẽ phải tìm lại hình thái mở rộng cho vòng trong vòng ngoài như trước đây. Vì thế, tôi không chống lại những người mỗi năm chỉ đến nhà thờ một hai lần vào dịp giáng sinh, tết hay một dịp đặc biệt nào đó, vì điều này, một cách nào đó, cho thấy họ còn muốn bám víu vào ơn thánh, vào ánh sáng. Vì thế, Giáo Hội phải mở rộng cửa, phải có những cách thế cho các hình thức nương tựa hay tham dự khác nhau.

Nhưng Giáo Hội đa số cũng là thành quả cao nhất của văn minh tôn giáo mà ! Giáo Hội thật sự là một tổ chức chung, có chỗ cho mọi người, nó là thân cây với nhiều cành lá rợp bóng cho hết mọi người mà ! Ta có thật được phép từ chối tính chất quần chúng, nghĩa là tổ chức của đa số, không ? Dù sao thì đây cũng là một thành quả đạt được với bao nhiêu cố gắng và hi sinh.

Chúng ta phải chấp nhận mất mát, nhưng chúng ta sẽ luôn là một Giáo Hội mở. Giáo Hội không được đóng kín để thoả mãn cho riêng một nhóm nào. Nhất là ta phải mang tinh thần truyền giáo, bằng cách luôn nhắc nhở xã hội về những giá trị làm nên lương tri của nó, về những giá trị làm nên nền tảng hiện hữu của quốc gia, và ta luôn phải là một cộng đồng xã hội thật sự nhân bản.

Trong ý nghĩa đó, cuộc tranh luận về tình trạng quá khứ của Giáo Hội quần chúng chắc chắn sẽ được tiếp tục – trong một số quốc gia Giáo Hội vẫn sẽ là tổ chức của đa số, nhưng ở một số khác, tình hình sẽ thay đổi. Giáo Hội sẽ tham gia vào tiến trình lập pháp và sẽ phải luôn quan tâm tới những hằng số nhân bản lớn của tiến trình kết tụ xã hội của con người. Vì chưng, nếu luật pháp mất nền tảng luân lí chung của nó, thì cả luật pháp cũng sụp đổ.

Nhìn như thế, Giáo Hội phải có trách nhiệm cho cả toàn thể. Trách nhiệm truyền giáo có nghĩa là, như Giáo chủ đã nói, phải tìm cách nỗ lực tân phúc âm hoá. Ta không được an tâm ngồi nhìn mọi thứ bên ngoài mình rơi vào vòng ngoại giáo, nhưng phải tìm cho ra con đường mới đem Tin Mừng tới cho cả những vùng chưa tin. Đã có những mô mẫu cho lãnh vực này rồi. Nhóm tân giáo lýhọc đạo (Neukatechumenat) đã có mô mẫu riêng, các tổ chức khác đang đi tìm con đường phù hợp cho họ. Giáo Hội phải có thật nhiều sáng tạo, để cho Tin Mừng luôn giữ được sức mạnh công chúng. Để Tin Mừng thấm nhập, cải hoá dân chúng và dậy men trong họ. Trước đây chỉ là một cộng đoàn nhỏ bé giữa các tông đồ, nhưng như Chúa nói, họ đã là men và muối đất. Mọi chuyện đều khởi đầu từ nhỏ. Nhưng cũng phải khởi đầu với trách nhiệm cho cả toàn thể.